Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh ung thư phổi. Tuy nhiên hiện nay tỷ lệ ung thư phổi ở những người không hút thuốc lá lại đang tăng lên. Vậy đâu là nguyên nhân của thực trạng này ?
Người không dùng thuốc lá cũng bị ung thư phổi
Trong thực tế việc hút thuốc lá gây ra khoảng 85% các ca ung thư phổi nên điều lớn nhất duy nhất chúng ta có thể làm để giảm nguy cơ ung thư phổi là không hút thuốc. Tuy nhiên việc không hút thuốc không phải là sự bảo đảm chắc chắn không mắc bệnh.
Theo chuyên gia Charles Swanton (giám đốc lâm sàng của nghiên cứu ung thư ở Anh) :"Ung thư phổi không do hút thuốc không phải là vấn đề tầm thường. Theo nghiên cứu thực tế của tôi thì có đến 5-10% bệnh nhân chưa bao giờ hút thuốc lá".
Một nghiên cứu khác cho thấy 1/5 phụ nữ bị ung thư phổi chưa bao giờ hút thuốc, so với 1/10 ở đàn ông. Một nghiên cứu các bệnh nhân ung thư phổi phải phẫu thuật từ năm 2008 đến 2014 ở Anh cho thấy 67% của số người không bao giờ hút thuốc là phụ nữ.
Nguyên nhân gây ung thư
Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) đã chỉ ra rằng :"Phụ nữ và trẻ em thường không đủ sức mạnh để đòi hỏi cho mình một không gian không khói thuốc, kể cả ở gia đình. Khói thuốc của người khác làm tăng nguy cơ bị ung thư phổi của người không hút lên 20-30% và gây ra 430.000 ca tử vong trên toàn thế giới mỗi năm và 64% trong số đó là phụ nữ”.
Bên cạnh đó sử dụng than đốt trong nhà để nấu ăn và sưởi ấm có liên quan đến ung thư phổi ở phụ nữ không hút thuốc ở Trung Quốc, và một số loại nhiên liệu nấu ăn của Ấn Độ đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ ung thư phổi.
Các hóa chất gây ung thư, ánh sáng cực tím và các vi-rút có thể làm tổn thương DNA trong tế bào, gây ra sự sai lệch có tính ung thư. Nhưng ở nhiều bệnh ung thư không có một mối nguy cơ từ bên ngoài và có thể nhận dạng được- và điều này có thể là trường hợp đối với một số người không hút thuốc mà bị ung thư phổi.
Nhưng ngoài việc đốt than và nhiên liệu nấu ăn, còn có những yếu tố khác, chẳng hạn như khí phóng xạ radon hoặc amiăng, chúng có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư phổi cho một người.
Cũng có những lo ngại và các bài viết về ô nhiễm không khí của Cơ quan Nghiên Cứu Ung Thư Quốc Tế vào năm 2013 nói về chất gây ung thư. Cơ quan này ước tính có 223.000 ca tử vong do ung thư phổi hàng năm có thể là do PM2.5s, là những phân tử trong khói xả diesel và trong xây dựng. Hơn một nửa số ca tử vong này là ở Trung Quốc và các nước Đông Á khác, nơi có công nghiệp hóa nhanh và dẫn đến có nhiều thành phố đầy sương khói. Ở Anh, khoảng 8 trong số 100 ca ung thư phổi mỗi năm là xuất phát từ việc tiếp xúc với PM2.5.
Tuy nhiên, như cơ quan nghiên cứu ung thư Anh đã cho biết : "Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ ung thư phổi nhưng rủi ro là nhỏ đối với mỗi cá nhân nên điều quan trọng là lưu tâm đến điều đó nhưng đừng tự nhốt trong nhà vì tránh khỏi ô nhiễm không khí là khó."
Ung thư phổi liên quan đến hút thuốc và ung thư phổi không liên quan đến hút thuốc là rất khác nhau. Các gen khác nhau bị thay đổi, hoặc bị biến dị, trong từng gen. Đối với những người không hút thuốc, ung thư thường do những thay đổi trong gen EGF- mà nó có thể được chữa bằng thuốc ung thư phổi tương đối mới và có hiệu quả.
>>> Xem thêm: