Trong số các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa thì bệnh tiểu đường đang trở thành căn bệnh phổ biến và gia tăng nhanh chóng tại các nước phát triển và đang phát triển trên toàn thế giới. Thậm chí, bệnh tiểu đường đã trở thành một trong ba nguyên nhân gây tử vong cao nhất thế giới, chỉ đứng sau bệnh tim mạch và ung thư. Chính vì vậy mà việc kiểm soát bệnh tiểu đường đã trở thành một vấn đề cấp thiết của xã hội. Các chuyên gia sức khỏe đã đưa ra 4 bước đơn giản có thể kiểm soát bệnh tiểu đường, mời quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
-
Bước 1: Tìm hiểu về bệnh tiểu đường
-
Tiểu đường là gì?
Tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường. Đây là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa biểu hiện bằng việc có mức đường trong máu cao.
Có ba loại bệnh tiểu đường chính:
- Bệnh tiểu đường loại 1 – Cơ thể không tạo ra insulin. Đây là vấn đề vì bạn cần insulin để lấy đường (glucoza) từ thức ăn do bạn ăn vào và chuyển thành năng lượng cho cơ thể. Bạn cần dùng insulin hàng ngày để sống.
- Bệnh tiểu đường loại 2 – Cơ thể không tạo ra hoặc không sử dụng tốt insulin. Bạn có thể phải dùng thuốc viên hoặc insulin để kiểm soát bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường loại 2 là loại tiểu đường phổ biến nhất.
- Bệnh tiểu đường lúc mang thai – Một số phụ nữ mắc loại bệnh tiểu đường này khi mang thai. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh này sẽ khỏi sau khi sinh con. Nhưng ngay cả khi khỏi bệnh thì những phụ nữ này và con của họ cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sau này cao hơn.
-
Tại sao cần phải thận trọng với bệnh tiểu đường và quan tâm điều trị bệnh sớm
Bệnh tiểu đường có thể gây ra vô vàn các vấn đề sức khỏe nếu nó không được kiểm soát tốt. Một số biến chứng tiểu đường dễ gặp nhất:
- Vấn đề về mắt có thể dẫn đến giảm về thị lực hoặc mù
- Đau, đau nhói dây thần kinh, hay tê ở bàn tay và bàn chân, còn gọi là hư dây thần kinh
- Đau tim, đột quỵ
- Vấn đề về thận có thể khiến thận ngừng hoạt động
- Vấn đề về răng và nướu…
Khi bạn kiểm soát bệnh tốt và đưa mức đường máu gần về mức bình thường, bạn có thể:
- Có nhiều sinh lực hơn
- Ít mệt và khát nước hơn
- Đi tiểu ít thường xuyên hơn
- Lành vết thương tốt hơn
- Ít bị nhiễm trùng da hay bàng quang hơn
-
Bước 2: Nắm rõ tình trạng bệnh và các chỉ số
Việc nắm rõ và kiểm soát tốt các chỉ số sau sẽ hạ thấp nguy cơ mắc các bệnh lý đau tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc gặp phải các biến chứng khác của bệnh tiểu đường.
-
Chỉ số HbA1C
Chỉ số HbA1C sẽ cho bạn biết mức đường trong máu của mình là bao nhiêu trong khoảng 3 tháng vừa qua. Hầu hết người bình thường có mức HbA1C là dưới 7%. Mức đường trong máu cao có thể làm hại tim và mạch máu, thận, chân và mắt.
-
Chỉ số huyết áp
Huyết áp là lực ép của máu lên thành mạch máu. Huyết áp cao làm cho tim phải hoạt động quá mức và có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột qụy và bệnh thận.
Mục tiêu huyết áp đối với đa số mọi người là dưới 140/90. Nhưng chỉ số này không cố định mà thay đổi tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như thể trạng của bệnh nhân.
-
Chỉ số mức nồng độ cholesterol máu
Cholesterol có 2 chỉ số quan trọng là LDL hay cholesterol xấu và HDL hay cholesterol tốt
Bạn hãy cố gắng duy trì mức LDL-C < 100 mg/dl và mức HDL-C > 40 mg/dl.
-
Bước 3: Biện pháp kiểm soát bệnh tiểu đường
Bạn hoàn toàn có thể tránh được những biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường nếu bạn biết cách chăm sóc bản thân tốt cùng việc phối hợp với bác sĩ trong việc kiểm soát chỉ số HbA1C, huyết áp và nồng độ Cholesterol máu của bạn
- Đối phó với bệnh tiểu đường
Căng thẳng có thể làm tăng mức đường trong máu của bạn. Học cách giảm căng thẳng. Thử hít thở sâu, làm vườn, đi bộ, tập thiền, làm theo sở thích, hay nghe những bài hát ưa thích.
Hãy nhờ người khác giúp nếu bạn cảm thấy bị suy sụp tinh thần. Cố vấn về sức khỏe tâm thần, nhóm hỗ trợ, linh mục, bạn bè hoặc người thân trong gia đình sẽ lắng nghe mối quan tâm của bạn và giúp bạn cảm thấy đỡ hơn.
- Chế độ ăn uống lành mạnh
- Hãy lên một kế hoạch ăn uống phù hợp với bệnh tiểu đường dưới sự giúp đỡ từ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
- Chọn những loại thức ăn có ít calo, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, đường và muối.
- Chọn thức ăn như trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì và ngũ cốc, và sữa ít béo hay sữa và phô mai khử bớt béo.
- Uống nước thay vì nước ép trái cây, nước ngọt hay soda.
- Nên ăn thực phẩm có nhiều chất xơ hơn như ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, bánh quy, cơm hoặc mì pasta.
- Khi ăn, chỉ lấy 1/2 là rau quả, 1/4 là chất đạm (protein) như đậu, cá, thịt nạc hoặc thịt gia cầm không có da và 1/4 còn lại là ngũ cốc nguyên cám. Nên nướng, hấp, luộc thay vì chiên, xào.
Chế độ ăn mô tả dành cho bệnh nhân đái tháo đường
- Tích cực luyện tập thể dục thể thao
- Đưa ra mục tiêu cụ thể để giữ cơ thể hoạt động tích cực trong hầu hết những ngày trong tuần.
- Hãy bắt đầu từ từ bằng việc đi bộ 10 phút, 3 lần trong một ngày. Sau đó bạn có thể tăng dần tùy theo bệnh trạng của mình.
- Duy trì cân nặng phù hợp bằng cách chọn thực phẩm lành mạnh và vận động thân thể nhiều hơn.
-
Bước 4: Đi khám sức khỏe đường xuyên
Bạn nên đến cơ sở y tế để khám sức khỏe:
- Ít nhất hai lần trong một năm, bạn cần kiểm tra các vấn đề sau: kiểm tra huyết áp, khám chân, kiểm tra khối lượng và nên làm xét nghiệm HbA1C (xét nghiệm này sẽ được làm thường xuyên hơn nếu bạn có chỉ số HbA1C >7%)
- Ít nhất mỗi năm một lần, bạn cần phải thực hiện: xét nghiệm cholesterol, khám chân toàn diện, khám nha khoa để kiểm tra răng và nướu, khám giãn mắt để kiểm tra các vấn đề về mắt, thử nước tiểu và máu để kiểm tra các vấn đề về chức năng thận.
Đái tháo đường hay tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm nếu không được kiểm soát tốt. Hy vọng qua bài viết quý bạn đọc có thể áp dụng 4 bước cơ bản trong kiểm soát bệnh tiểu đường để có thể giảm nguy cơ mắc tiểu đường của mình cũng như hạn chế đối mặt với sự tiến triển của các biến chứng tiểu đường. Nếu gặp bất kỳ khó khăn, thắc mắc nào về sức khỏe, hãy gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 18001044 để được hỗ trợ.
>>> Xem thêm: