Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Bản đồ
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Cột mốc mới của cách mạng chống ung thư

Thứ năm, 13-02-2020 16:36 PM

Mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã thành công trong việc điều chỉnh hệ thống miễn dịch của các bệnh nhân ung thư bằng kỹ thuật chỉnh sửa "Cụm gen di truyền sao chép lại". Đây là một cột mốc mới của nền khoa học, dù chưa thể áp dụng công nghệ này vào điều trị ung thư ngay, nhưng đưa ra nhiều triển vọng cho cuộc cách mạng chống ung thư trong tương lai.

 

  • Công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR

CRISPR đang được biết đến như một công nghệ chỉnh sửa gen nhanh nhất, rẻ nhất và quan trọng là chính xác nhất. Nó cho phép các nhà khoa học thay đổi từng ký tự trên DNA của bộ gen, một quyền năng có thể được ứng dụng để làm nhiều việc, từ điều trị các căn bệnh bẩm sinh, ung thư cho tới tạo ra các sinh vật hoàn toàn mới, thậm chí người biến đổi gen...

Chỉnh sửa gen là một cách để thay đổi vĩnh viễn DNA, tấn công vào nguyên nhân gốc rễ của bệnh ung thư. CRISPR là một công cụ để cắt DNA tại một điểm cụ thể. Nó đã được sử dụng từ lâu trong phòng thí nghiệm và đang được thử nghiệm trên người cho các bệnh nhân.

 

Cơ chế hoạt động của công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR

Cơ chế hoạt động của công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR

 

  • Thành quả mới đến từ công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR- thành quả của cuộc cách mạng chống ung thư

Các nhà khoa học đã thực hiện một nghiên cứu trên 3 bệnh nhân ung thư đã ngoài 60 tuổi. Hai người trong số họ mắc đa u tủy xương - một dạng ung thư máu, và người còn lại mắc sarcoma - một dạng ung thư hình thành trong mô liên kết hoặc mô mềm. Bệnh của họ đều đã tiến triển nặng đến nỗi tất cả các phương pháp điều trị truyền thống như phẫu thuật và hóa xạ trị đều thất bại.

Vì vậy, các nhà khoa học tại Đại học Pennsylvania lúc này gợi ý cho họ một phương pháp điều trị mới, sử dụng CRISPR.

Theo đó, họ đã tách tế bào miễn dịch T từ cơ thể các bệnh nhân này, xóa đi ba gen và thêm lại một gen nhằm giúp chúng nhận diện và tấn công các tế bào ung thư. Đội quân miễn dịch này sau đó được nhân lên đến 100 triệu tế bào, để truyền trở lại cơ thể cho bệnh nhân theo đường tĩnh mạch.

Các tế bào tiếp tục tồn tại trong cơ thể người bệnh ung thư một cách an toàn mà không có bất kỳ biến chứng nào được quan sát thấy. Các nhà khoa học cho biết đội quân tế bào kể từ khi vào cơ thể đã tiếp tục nhân số lượng của chúng lên mười cho đến một trăm ngàn lần nữa.

Nghiên cứu nhắm đến việc thử nghiệm an toàn thuốc, vì vậy, chỉ riêng việc các tế bào T còn sống, tiếp tục nhân lên trong cơ thể bệnh nhân mà không gây ra bất kể biến chứng nào đã là một thành công.

 

Mặc dù đây là một cột mốc trên mới của kỹ thuật chỉnh sửa gen nhưng vẫn chưa thể chứng minh được rằng CRISPR có thể được ứng dụng để chống lại các tế bào ung thư - trên thực tế bởi một trong những bệnh nhân được thử nghiệm đã tử vong và căn bệnh ung thư diễn biến nghiêm trọng hơn ở hai người còn lại . Tuy nhiên, thử nghiệm đã khẳng định rằng kỹ thuật này không độc hại và mở ra hướng đi cho nhiều thử nghiệm mới trong tương lai.

 

>>> Xem thêm:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844