Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Bản đồ
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Thử nghiệm phương pháp mới: Sử dụng huyết tương người khỏi bệnh để điều trị nCoV-2019

Thứ năm, 20-02-2020 11:03 AM

Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 được cho là bắt nguồn từ một chợ hải sản ở trung tâm thành phố Vũ Hán. Tính đến nay trên thế giới đã có 75.141 người đã nhiễm bệnh, đồng thời căn bệnh này cũng cướp đi sinh mạng của hơn 2.000 người.

 

   Hiện nay, các bác sĩ Thượng Hải đang thử nghiệm một phương pháp mới để điều trị COVID-19. Họ lấy huyết tương của người đã khỏi bệnh viêm phổi corona truyền cho người đang bệnh. Phương pháp này đang được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá cao. 

 

Virus Corona 2019 là gì?

 

virus corona

 

Coronavirus 2019 (2019-nCoV) là một loại virus mới chưa từng được phát hiện trước đây, gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người. Loại virus mới này được cho là bắt nguồn từ khu chợ lớn chuyên bán hải sản và động vật ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.

 

Trước khi phát hiện chủng Coronavirus mới này, đã có 6 chủng Coronavirus khác được biết tới có khả năng lây nhiễm ở người.

 

Mức độ nguy hiểm của virus Corona

Giống như các bệnh về đường hô hấp khác, nhiễm 2019-nCoV có thể gây ra các triệu chứng nhẹ bao gồm sổ mũi, đau họng, ho và sốt. Bệnh có thể nặng ở một số người và có thể dẫn đến viêm phổi hoặc khó thở. Hiếm hơn, bệnh có thể gây tử vong. Người già và những người mắc bệnh sẵn có trước (chẳng hạn như bệnh tiểu đường và bệnh tim) dường như nhạy cảm hơn, và dễ trở nên bị bệnh nặng hơn khi nhiễm virus này.

 

Cách thức lây lan của virus Corona

   Virus này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây lan từ người sang người. Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người có thể xảy ra liên tục. Ở người, virus lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm.

 

   Virus cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh.

 

Đối tượng dễ lây nhiễm và tử vong

Virus Corona có thể lây lan đến mọi đối tượng từ người lớn đến trẻ nhỏ. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong do Corona chủ yếu ở một số đối tượng dưới đây.

 

đối tượng dễ lây nhiễm corona

 

Người lớn tuổi

Trong buổi họp báo tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) diễn ra vào ngày 6/2, bà Jiao Yahui, phó giám đốc Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết, trong số 425 ca tử vong vì virus corona tại Trung Quốc đại lục (tính đến ngày 5/2), có tới 80% bệnh nhân trên 60 tuổi. Điều này cho thấy người lớn tuổi có nguy cơ tử vong do Corona lớn hơn người trẻ.

 

Bà Jiao nói thêm rằng 2/3 số người chết là nam giới và tỷ lệ tử vong vì nCoV trên toàn Trung Quốc đại lục là 2,1%. Con số này tại tỉnh Hồ Bắc, tâm điểm của dịch bệnh  là 3,1%. 

 

Người có hệ miễn dịch kém, sức đề kháng yếu

Cũng trong buổi họp báo tại Bắc Kinh vào ngày 6/2, đại diện Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết 75% số người chết vì bệnh viêm phổi cấp do chủng virus corona gây ra còn có một số bệnh nền. 

 

Điều này cũng được khẳng định trước đó qua nghiên cứu được thực hiện bởi các bác sĩ ở bệnh viện Jinyintan, thành phố Vũ Hán (Trung Quốc), cùng các nhà nghiên cứu tại Đại học Giao thông Thượng Hải và bệnh viện Ruijin - Thượng Hải, được đăng tải trên tuần san y khoa hàng đầu thế giới The Lancet ngày 29/01. Nghiên cứu cho thấy đối tượng dễ lây nhiễm Virus Corona là các đối tượng lớn tuổi, có bệnh mãn tính, suy giảm hệ miễn dịch.

 

Các phương pháp điều trị 

Cho đến nay, không có thuốc cụ thể nào được khuyến cáo để dự phòng hoặc điều trị chủng mới của virus corona. Tuy nhiên, những người bị nhiễm 2019-nCoV nên được chăm sóc thích hợp để làm giảm nhẹ và điều trị triệu chứng và người bị bệnh nặng cần được chăm sóc hỗ trợ tích cực. Một số phương pháp điều trị cụ thể đang được thăm dò, kiểm tra thông qua các thử nghiệm lâm sàng. Tổ chức Y tế thế giới đang phối hợp các đối tác để phát triển thuốc điều trị nCoV.

 

Thử nghiệm phương pháp mới: Sử dụng huyết tương người khỏi bệnh để điều trị nCoV-2019

Theo báo cáo của giới chức y tế, việc sử dụng huyết tương của những người khỏi bệnh Covid-19 đã cứu được mạng sống của nhiều bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy kịch ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.

 

Các chuyên gia y tế cho rằng trong huyết tương của bệnh nhân khỏi bệnh có những kháng thể với vi rút corona chủng mới, do đó khi truyền dịch huyết tương của những người này vào cơ thể người bệnh khác, các kháng thể trên có thể giúp bệnh nhân thêm khả năng chống chọi với bệnh tật.

 

điều trị corona

 

Trong một phát biểu với báo giới ở trụ sở của WHO ở Geneva (Thụy Sĩ), Tiến sĩ Mike Ryan - người đứng đầu chương trình y tế khẩn cấp của WHO - cho biết huyết tương đã được chứng minh là "có hiệu quả và cứu sống" nhiều bệnh nhân ở các bệnh truyền nhiễm khác, bao gồm bệnh dại và bệnh bạch hầu.

 

Ông cho biết: "Đó là một lĩnh vực rất quan trọng để theo đuổi nghiên cứu. Bởi vì những gì huyết thanh globulin siêu miễn dịch có thể làm là tập trung các kháng thể ở một bệnh nhân đã hồi phục. Về cơ bản, bạn đang tăng cường hệ miễn dịch cho bệnh nhân mới để hy vọng họ vượt qua giai đoạn nguy kịch".

 

Theo ông Ryan, việc truyền dịch huyết tương từ những bệnh nhân đã khỏi Covid-19 để điều trị cho các ca nhiễm mới đang trong tình trạng nguy kịch đang được thử nghiệm ở Trung Quốc là cách làm hợp lý, đặc biệt trong bối cảnh thế giới chưa tìm ra phương thuốc chống siêu vi cụ thể hay vắc xin để phòng ngừa sự lây lan của loại vi rút này. Quá trình phát triển và thử nghiệm thuốc có thể mất nhiều tháng và thậm chí nhiều năm.

 

Giáo sư Lu Hongzhou - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu lâm sàng y tế cộng đồng Thượng Hải - cho biết trung tâm này đã thiết lập một khu vực chuyên biệt để tiến hành phương pháp truyền dịch huyết tương, đồng thời sàng lọc huyết tương từ những bệnh nhân sẵn sàng hiến tặng.

 

  Những người tình nguyện hiến tặng huyết tương sẽ được xét nghiệm máu để kiểm tra xem họ có mắc các bệnh khác như viêm gan B hay C hay không. Giáo sư Lu Hongzhou khẳng định: "Chúng tôi nhận thấy dấu hiệu tích cực rằng phương pháp này có thể giúp điều trị hiệu quả cho các bệnh nhân".

 

Bên cạnh liệu pháp huyết tương, các bác sĩ Trung Quốc cũng đang thử nghiệm các loại thuốc kháng virus đã được cấp phép. Các nhà khoa học cho biết, kết quả thử nghiệm lâm sàng sẽ có trong vài tuần tới. Trong khi đó Bệnh viện Vũ Hán cũng xác nhận liệu pháp huyết tương đang cho thấy các kết quả khả quan.

 

Các biện pháp phòng bệnh:

 

biện pháp phòng bệnh corona

 

*Giữ vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

 

*Che mũi và miệng khi ho, xì mũi bằng khăn/giấy dùng 1 lần hoặc khuỷu tay được gập lại

 

*Thường xuyên súc họng bằng nước sát khuẩn miệng.

 

*Tránh tiếp xúc bất kỳ ai có dấu hiệu/triệu chứng cảm lạnh hoặc triệu chứng như cúm.

 

*Nấu chín kỹ thịt, trứng.

 

*Mang phương tiện phòng hộ khi tiếp xúc gia cầm hoặc động vật hoang dại sống.

 

*Tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao.

 

*Người có triệu chứng viêm đường hô hấp hoặc nghi ngờ mắc bệnh như sốt, ho, khó thở không nên đi du lịch hoặc đến nơi tập trung đông người.

 

*Nếu thấy có biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp cấp tính, phải thông báo  ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, cách ly và điều trị phù hợp.

 

   Trước tình hình diễn biến của bệnh đang ngày càng trở nên phức tạp, thì việc thử nghiệm phương pháp mới: Sử dụng huyết tương người khỏi bệnh để điều trị nCoV-2019 đang mở ra một niềm hy vọng mới trong cuộc chiến chống Covid-19. Hy vọng bài viết hữu ích với quý bạn đọc.

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844